Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

Khái quát văn hóa gia đình Hàn Quốc

Các bạn chưa có Kinh nghiệm học tiếng hàn thì có thể tìm các phương pháp học tiếng hàn hiệu quả hoặc tìm một trung tâm tiếng hàn để theo học nhé!

ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI


Khái quát văn hóa gia đình Hàn Quốc
Sinh hoạt gia đình của Hàn Quốc có những đặc trưng cố hữu, khác với các quốc gia khác. Nếu hiểu đặc trưng của gia đình Hàn Quốc thì có thể sinh hoạt gia đình thuận lợi hơn, và còn có ích cho việc tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc. Văn hóa gia đình ở mỗi gia đình, mỗi khu vực đều có sự khác nhau. Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo. Do vậy, văn hóa gia đình Hàn Quốc mặc dù có nhiều điểm tương đồng với các quốc gia cùng chịu ảnh hưởng của Nho giáo khác, nhưng việc trải qua quá trình công nghiệp hóa tốc độ cao đã khiến văn hóa gia đình của Hàn Quốc cũng dần dần đang có sự thay đổi.
1. Đặc trưng của gia đình Hàn Quốc:
1a. Quan hệ vợ chồng
Coi trọng sự hòa thuận của gia đình cũng như hạnh phúc của từng người trong gia đình.
Coi trọng trật tự trên dưới trong gia đình. Trong gia đình dạy cung kính những người lớn như ông bà, bố mẹ, họ hàng và con cái học cách diễn đạt ký kiến bản của bản thân một cách lễ phép.
Quan hệ bố mẹ và con cái rất đặc biệt. Cha mẹ Hàn Quốc rất yêu quý con cái. Đôi khi tình yêu quá mạnh này khiến họ phải dựa dẫm vào con cái.
Nhấn mạnh đến sự hiếu thảo với bố mẹ. Hiếu thảo là con cái làm vui lòng bố mẹ, phục vụ bố mẹ để bố mẹ thoải mái trong tuổi già.
1b. Quan hệ vợ chồng
Quan hệ vợ chồng phải tốt, nhưng trong gia đình, việc thi hành vai trò bố mẹ, vai trò của con cái được coi trọng.
Từ trước tới nay coi việc gia đình, việc nuôi con là của phụ nữ. Nhưng gần đây có xu hướng nam giới cũng tham gia vào nên việc chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái đang được thay đổi.
Đàn ông Hàn Quốc không biết cách thể hiện tình cảm dành cho vợ. Đặc biệt trước mặt bố mẹ, gia đình mà biểu hiện tình cảm hoặc khen vợ thì bị cho là không phải đấng nam nhi nên thường rất cẩn thận.
1c. Thích nghi với sinh hoạt gia đình
Để có đời sống sinh hoạt hôn nhân hạnh phúc ở Hàn Quốc thì điều quan trọng trước hết là khắc phục sự khác biệt về văn hóa. Văn hóa sinh hoạt gia đình của Hàn Quốc có điều khác với đất nước bạn nên sẽ khó khăn trong sinh hoạt. Do đó, chúng tôi đề nghị những phương pháp sau:
•        Cố gắng hiểu văn hóa gia đình của nhau.
•        Hỏi chồng hoặc bố mẹ chồng về truyền thống gia đình.
•        Tôn trọng văn hóa gia đình của nhà chồng và trước mắt cứ làm theo.
•        Nếu gặp khó khăn trong sinh hoạt gia đình thì cần đối thoại và giải quyết.
•        Đừng nên giải quyết một mình và nên yêu cầu sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Nếu các phương pháp trên vẫn không giải quyết được những khó khăn thì hãy thảo luận với các nhân viên tư vấn. Hãy hỏi trung tâm hỗ trợ gia đình phụ nữ nhập cư hoặc điện thoại tới số 1366 của Trung tâm điện thoại khẩn cấp dành cho phụ nữ nhập cư (☎ 1577-1366)
2. Lễ nghĩa ngôn ngữ
“Hoching” (gọi) là từ chúng ta gọi trực tiếp một người nào đó, và “jiching” (hô) là từ chúng ta chỉ một người nào đó khi nói với người khác, nhưng khi gọi chung thì gọi là chingho (xưng-hô). Khác với các quốc gia khác, ở Hàn Quốc, mặc dù cùng là một đối tượng nhưng tùy theo hoàn cảnh có thể gọi bằng nhiều cách, nói bằng nhiều tên khác nhau. Bên cạnh đó, người Hàn Quốc dùng kết hợp cả tên gọi của tiếng Hàn, với tiếng Hán-Hàn. Do vậy, nếu chúng ta dùng sai cách “hô” và “gọi” thì sẽ trở thành người vô lễ.
2a. Cách gọi người trong gia đình
Quan hệ gia đình ở Hàn Quốc có cách xưng hô lễ phép với nhau. Nếu xem bản đồ gia đình thì có cách xưng hô để gọi gia đình của vợ và chồng. Vợ thì sử dụng từ trân trọng đối với gia đình chồng mà không liên quan đến sự khác biệt tuổi tác. Chồng thì sử dụng từ trân trọng với những người lớn tuổi trong gia đình vợ, và những từ bình thường đối với những người nhỏ tuổi hơn. Mỗi gia đình có chút khác nhau, nên hỏi chồng hoặc bố mẹ chồng cũng là phương pháp tốt.
Bản đồ gia đình: là hình được liên kết bởi những gạch nối để giải thích quan hệ gia đình. Đường nối ngang là chỉ quan hệ hôn nhân, đường nối dọc là chỉ quan hệ bố mẹ con cái.
2b. Từ gọi và danh từ chỉ danh (từ “hô-gọi”) đối với chồng, gia đình chồng:
STT
Tiếng Việt
Tiếng Hàn
Ghi chú
1
Bố chồng 시 아버지, 시 아버님
2
Mẹ chồng 시 어머니, 시 어머님
3
Chồng 남편, 여보
4
 Anh/ Em trai chồng 도련님/ 시 동생/  시숙
5
 Chị /Em dâu  계수/ 올케
6
 Chị/em chồng 아가씨/ 시누이올케
7
 Anh/em rể 매부
8
 Anh em cột chèo 동서
9


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét