Các bạn chưa có Kinh nghiệm học tiếng hàn thì có thể tìm các phương pháp học tiếng hàn hiệu quả hoặc tìm một trung tâm tiếng hàn để theo học nhé!
ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI
TÌM HIỂU TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN MUSOK – KYO Ở HÀN QUỐC
Văn hoá truyền thống của Hàn Quốc và văn hoá truyền thống của Việt Nam có nhiều nét tương đồng, một trong số đó phải kể đến những tương đồng trong tín ngưỡng tôn giáo. Ngoài Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Kitô giáo là những tôn giáo phổ biến trong khu vực Đông Bắc á, trong đó có Hàn Quốc và Việt Nam thì tín ngưỡng dân gian Musok-kyo - một loại tín ngưỡng xuất hiện từ thời cổ xưa mang nhiều tính đặc thù của văn hoá Hàn Quốc cũng thể hiện không ít những nét như vậy. Góp phần tìm hiểu sự tương đồng ấy trong bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến những điểm căn bản của tín ngưỡng dân gian Musok-kyo ở Hàn Quốc.
Musok-kyo là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo Hàn Quốc dùng để chỉ một hiện tượng tín ngưỡng dân gian đa thần có mặt ở Hàn Quốc từ thời cổ xưa gọi làmusok, tức tập tục cúng tế, bói toán, lên đồng. Có học giả còn cho đây là một loại tôn giáo dân gian (Minsok chonggyo) hoặc Saman giáo Hàn Quốc. Theo các nhà nghiên cứu thìmusok xuất xứ từ những tín ngưỡng saman giáo Sibiri cổ xưa. Những người dân di cư từ các bộ tộc ở Sibiri đã đem theo tín ngưỡng của họ đến bán đảo này từ thời tiền sử. Tại đây những tín ngưỡng saman giáo ấy đã trải qua quá trình phát triển và biến đổi lâu đời gắn với những hoàn cảnh đặc thù của cuộc sống lao động và đấu tranh với thiên nhiên của những cư dân trên bán đảo Hàn Quốc. Trong quá trình phát triển, musok của Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và nhiều tôn giáo ngoại lai khác. Cũng chính vì vậy, ngày nay Musok-kyo vừa thể hiện những đặc thù của văn hoá Hàn Quốc vừa mang nhiều nét phổ biến của truyền thống văn hoá phương Đông.
Musok-kyo là một loại tín ngưỡng đa thần. Người ta cho rằng mọi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh từ mặt trời, các vì tinh tú đến núi sông, cây cỏ đều có linh hồn. Các linh hồn này không phải vô can với cuộc sống của con người mà trái lại, có thể đem lại cho họ những điều may mắn hoặc bất hạnh. Tương tự như người Việt, người Hàn Quốc tin rằng con người sau khi chết đi thì linh hồn vẫn tiếp tục tồn tại và có thể phù hộ, ban cho những tài lộc hoặc đem lại điều ác, thậm chí trừng phạt những người đang sống tuỳ theo cách ứng xử của họ với những linh hồn này. Cũng vì vậy mà trong tín ngưỡng dân gianMusok-kyo đã hình thành một loại người được tin là có khả năng đặc biệt, giữ vai trò trung gian giữa thế giới các thần linh và thế giới những con người bình thường đang sống các loại thầy cúng, thầy tế, thầy bói.
Ở Hàn Quốc những người giữ vai trò trung gian trong tín ngưỡng dân gian nói trên tuy rấtđa dạng nhưng có thể được chia làm ba loại chính là thầy cúng, thầy tế và thầy bói. Có hai loại thầy cúng, nữ gọi là mutang và nam gọi là paksu. Tuy nhiên, ở Hàn Quốc hiện nay thầy cúng hầu hết là nữ, tức mutang. Tên gọi tôn kính dành cho thầy cúng nữ là mansin, với hàm nghĩa người có năng lực khống chế được hàng vạn linh hồn. Mutang cũng được chia làm hai loại là mutang linh ám (kangsin-mu) và mutang thừa kế (sesũm-mu). Mutanglinh ám là những người được coi là tự có khả năng giao tiếp được với các linh hồn sau một biến cố đặc biệt nào đó, thường là sau một trận ốm gọi là ốm linh (sinbyõng), còn mutangthừa kế là những mutang do thừa kế địa vị của người mẹ mà có.
Các thầy cúng Hàn Quốc khi lên đồng, nhập hồn thường mặc trang phục ngược với giới tính của mình. Mutang và paksu đều mặc bộ đồ có gắn những tua với những nhạc cụ phát ra tiếng kêu. Họ thường dùng trống để thực hiện nghi lễ và các mô típ hình chim cũng được dùng như một phương tiện chủ yếu để mô tả thầy cũng như kinh nghiệm của họ.
Các thầy cúng Hàn Quốc khi lên đồng, nhập hồn thường mặc trang phục ngược với giới tính của mình. Mutang và paksu đều mặc bộ đồ có gắn những tua với những nhạc cụ phát ra tiếng kêu. Họ thường dùng trống để thực hiện nghi lễ và các mô típ hình chim cũng được dùng như một phương tiện chủ yếu để mô tả thầy cũng như kinh nghiệm của họ.
Thầy tế được gọi là chegwan, đó là những người được chọn ra để đảm nhiệm việc tế lễ trong lễ hội của làng. Thường thì người trưởng làng chọn ra ba người để thực hiện nghi lễ của làng trong một lễ hội nào đó. Người được chọn ra phải thực hiện những quy tắc đảm bảo sự thanh tịnh bản thân cho đến hết kì lễ. Họ không được quan hệ tình dục, đặc biệt là không được giao tiếp với những người phụ nữ có kinh, mới sinh con hay không được gần gũi thi hài người chết. Sau khi được chọn họ phải cách li với gia đình và thực hiện các nghi lễ tẩy uế thân thể để chuẩn bị cho buổi tế. Những nghi lễ của thầy tế vừa có yếu tố liên hệ chặt chẽ với nghi lễ của các bộ tộc Sibiri, vừa mang nhiều yếu tố Khổng giáo.
Ở Hàn Quốc có nhiều loại thầy bói: thầy bói may rủi được gọi là chomjaengi; thầy địa lí làchigwan; thầy chọn ngày tốt xấu là ilgwan. Trong số những thầy bói may rủi thì có một loại thầy bói đặc biệt- những thầy bói bị mù, gọi là p’ansu. Nếu công việc của các thầy bói chỉ là bói tìm ra vận cát hung thì những thầy bói mù lại có thêm chức năng niệm thần chú.
Thầy địa lí Chigwan chuyên bói để tìm chỗ tốt cho việc xây cất nhà cửa và an táng. Giống như quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, người Hàn Quốc tin rằng địa thế có ảnh hưởng đến sự giàu có hay nghèo hèn của chủ nhân. Chính vì vậy môn phong thuỷ địa lí, hay p’ungsu chiri - một nghệ thuật tìm ra những vị trí đắc địa, rất được chú trọng.
Thầy chọn ngày, hay ilgwan thường sử dụng sách bói để tìm ra ngày thích hợp cho việc thực hiện một công việc gì đó, ví dụ ngày để làm đám cưới, ăn hỏi, ngày dựng nhà, ngày xuất hành…Cũng giống như nhiều người Việt Nam, người Hàn Quốc khi muốn xem vận may, điềm rủi, nhất là muốn biết những điều tốt xấu thuộc về tiền vận, hậu vận đều dựa vào những thông số mà phổ biến nhất là ngày giờ, nhất là ngày sinh, giờ sinh, năm sinh tính theo âm lịch. Cách bói như vậy gọi là saju p’alcha. Ngoài việc xem vận cát hung bằng cách suy đoán từ ngày sinh tháng đẻ, người Hàn Quốc còn bói qua cách xem tướng mặt gọi là kwasang, xem tướng tay gọi là susang.
Thầy chọn ngày, hay ilgwan thường sử dụng sách bói để tìm ra ngày thích hợp cho việc thực hiện một công việc gì đó, ví dụ ngày để làm đám cưới, ăn hỏi, ngày dựng nhà, ngày xuất hành…Cũng giống như nhiều người Việt Nam, người Hàn Quốc khi muốn xem vận may, điềm rủi, nhất là muốn biết những điều tốt xấu thuộc về tiền vận, hậu vận đều dựa vào những thông số mà phổ biến nhất là ngày giờ, nhất là ngày sinh, giờ sinh, năm sinh tính theo âm lịch. Cách bói như vậy gọi là saju p’alcha. Ngoài việc xem vận cát hung bằng cách suy đoán từ ngày sinh tháng đẻ, người Hàn Quốc còn bói qua cách xem tướng mặt gọi là kwasang, xem tướng tay gọi là susang.
Các vị thần
Trong tín ngưỡng dân gian Musok-kyo có rất nhiều vị thần khác nhau. ở khía cạnh này nó rất gần với tín ngưỡng Thần đạo Nhật Bản và tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người Hàn Quốc cho rằng các vị thần luôn có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh họ; thần ngự trị ở trên trời, trên núi, ngoài cánh đồng đến từng ngóc ngách nơi căn phòng họ đang sống. Người ta cho rằng các vị thần linh gần gũi và trở thành một phần trong cuộc sống thường ngày của người Hàn Quốc giống như như món kim chi trong bữa ăn của người Hàn Quốc. Số lượng thần nhiều vô kể, nhưng về cơ bản có thể được chia làm 6 loại: thần tối cao, thần không gian, thần đất, thần nước, các vị thần vô danh và linh hồn tổ tiên.
1. Thần tối cao
Vị thần này được gọi bằng những cái tên như Hananim, Hanallim, Hanũnim, hay Hanũllim. Vị thần này ở trên trời và từ đó điều hành mọi vật trong vũ trụ. Cuộc sống của mỗi người, mùa màng, mưa, nắng và các hiện tượng thiên nhiên đều chịu sự chi phối của vị thần này. Quan niệm về vị thần tối cao như vậy của người Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với quan niệm về Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Ông Trời trong tâm thức tín ngưỡng của người Việt Nam.
2. Thần không gian.
Các vị thần không gian được sắp xếp theo thứ tự sau đây:
- Ngũ phương tướng quân (Obang changgun) là các vị thần có vị trí sau vị thần tối caoHananim. Mặc dù tín ngưỡng Ngũ phương tướng quân cũng thấy có ở Trung Quốc nhưng một số nhà nghiên cứu tôn giáo Hàn Quốc lại cho rằng tín ngưỡng này của người Hàn Quốc có nguồn gốc từ những tín ngưỡng của vùng Trung á và Sibiri. Obang changgun là năm vị thần thủ lĩnh của năm phương, thể hiện vũ trụ quan dân gian của người Hàn Quốc. Mỗi phương được quy định một màu nhất định riêng biệt. Thanh đế tướng quân (Ch’ongje changgun), tướng màu xanh da trời thống trị phía đông, Bạch đế tướng quân (Paekche changgun), tướng màu trắng thống trị phía tây. Xích đế tướng quân (Chõkche changgun), tướng màu đỏ thống trị phía bắc. Hắc đế tướng quân (Hũkche changgun), tướng màu đen thống trị phía nam và Hoàng đế tướng quân (Hwangje changgun), tướng màu vàng thống trị ở trung tâm.
- Thần tướng (Sinjang) là các thần linh cấp dưới của Obang changgun, được coi như quan hầu cận của các vị tướng. Có khoảng 80.000 vị thần loại này.
- Thần tướng (Sinjang) là các thần linh cấp dưới của Obang changgun, được coi như quan hầu cận của các vị tướng. Có khoảng 80.000 vị thần loại này.
3. Thần đất
Các vị thần đất bao gồm:
- Sơn thần (San-sin ) là vị thần đất quan trọng nhất. Sơn thần thường được thấy thờ ở am sau chùa. Bàn thờ dành cho Sơn thần rất đơn giản. Bên trong người ta treo một bức chân dung mô tả vị thần này dưới dạng một ông già nhân từ với bộ râu trắng, ngồi trên một con hổ dưới cây thông. Bên cạnh đó là một cậu bé dâng đào tiên ngụ ý sự trường thọ theo quan niệm Đạo giáo. Sơn thần không phải vị thần của một ngọn núi cụ thể nào đó mà là thần của tất cả các ngọn núi và là vị vua huyền thoại đầu tiên của người Hàn Quốc - Tangun. Theo truyền thuyết, vua Tangun là cháu thần tối cao Hananim và được sinh ra trên đỉnh núi. Sau khi hoàn thành sứ mệnh trị vì dưới mặt đất Tangun đã trở thành Sơn thần. Người ta thờ vị thần này để mong được bội thu mùa màng, khoẻ mạnh và sống lâu. Nhất là những người phụ nữ hiếm con thường cầu xin vị thần này để sinh được con trai như ý muốn.
- Thần bảo hộ làng (Changsũng). Người Hàn Quốc có tập quán tôn thờ thần bảo hộ làng. Hầu hết trước cổng các làng ở Hàn Quốc trước đây ( ngày nay vẫn còn thấy ở nhiều nơi) thường dựng hai cột làm bằng gỗ, đôi khi bằng đá. Hai cột này gọi là changsũng được đục đẽo một cách thô sơ hình đàn ông và đàn bà, một được gọi là Thiên hạ đại tướng quân(Ch’onha tae changgun), một được gọi là Địa hạ đại tướng quân (Chiha tae changgun). Các học giả Hàn Quốc cho rằng trước khi chịu ảnh hưởng của học thuyết Khổng giáo thì trong triết lí dân gian của người Hàn Quốc đã có quan niệm sơ khai về tính hai mặt của sự vật, về sự đối lập của trời và đất, âm và dương mà tín ngưỡng changsũng là một biểu hiện như vậy.
- Thần bảo hộ làng (Changsũng). Người Hàn Quốc có tập quán tôn thờ thần bảo hộ làng. Hầu hết trước cổng các làng ở Hàn Quốc trước đây ( ngày nay vẫn còn thấy ở nhiều nơi) thường dựng hai cột làm bằng gỗ, đôi khi bằng đá. Hai cột này gọi là changsũng được đục đẽo một cách thô sơ hình đàn ông và đàn bà, một được gọi là Thiên hạ đại tướng quân(Ch’onha tae changgun), một được gọi là Địa hạ đại tướng quân (Chiha tae changgun). Các học giả Hàn Quốc cho rằng trước khi chịu ảnh hưởng của học thuyết Khổng giáo thì trong triết lí dân gian của người Hàn Quốc đã có quan niệm sơ khai về tính hai mặt của sự vật, về sự đối lập của trời và đất, âm và dương mà tín ngưỡng changsũng là một biểu hiện như vậy.
- Thánh chủ (Sõngju ) và các vị thần bảo hộ gia đình khác. Có rất nhiều vị thần bảo hộ gia đình được thờ cúng trong nhà, như vị thần bảo vệ sự sinh nở (samsin halmoni), vị thần bảo hộ nhà đất (t’oju taegam), thần bếp (chowang), thần giữ nhà vệ sinh(pyõnso kakssi)…Trong số đó cao nhất là sõngju, tức thánh chủ. Người ta thờ thánh chủ trong những dịp như thu mùa, dọn về nhà mới…
4. Thần nước
Hàn Quốc là một quốc gia bán đảo, nông nghiệp là một kế sinh nhai lâu đời. Chính vì vậy mà nước là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống của những cư dân nơi đây và được tôn thờ như những vị thần. Có rất nhiều loại thần nước, tất cả các vị thần này đều được quan niệm bằng hình tượng những con rồng (còn gọi là long theo âm Hán). Rồng được coi là sống trong những con suối, con sông, dưới biển và trên trời- nơi chúng có thể kiểm soát các trận mưa. Vị Long thần (thần Rồng) vĩ đại nhất là Long vương, hay vị vua của biển cả. Người Hàn Quốc có rất nhiều truyền thuyết về Long vương, về liên hệ của Long vương với thế giới loài người.
5. Những vị thần vô danh
Thấp hơn các vị thần vừa kể trên là một loạt các vị thần, ma, quỷ tạo thành một tầng lớp thấp nhất trong trật tự thế giới các thần linh của Musok-kyo . Một số trong các vị thần đó rất nhân từ như thần bếp, thần hũ thóc gạo…Lại có một số vị thần tai ác mang lòng thù nghịch, chuyên đem lại những chuyện không may cho con người. Người Hàn Quốc tin rằng những vị thần này thường là hồn của những người chết trẻ, chết đuối; của những người con gái chết khi chưa lấy chồng. Người ta còn cho rằng có những loại thần linh rất đặc biệt, chuyên làm hỏng đồ đạc trong nhà, làm đổ chai lọ, đánh vỡ bát, v.v…
6. Linh hồn tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có mặt từ rất lâu đời ở Hàn Quốc. Trong tín ngưỡng này các nghi lễ Khổng giáo đóng vai trò quan trọng liên kết các tín ngưỡng bản địa thành một thể thống nhất. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng nghi lễ thờ cúng tổ tiên vốn là của Hàn Quốc chứ không phải do ảnh hưởng của nước ngoài. Điều này thật thú vị khi ta thấy cả người Nhật và người Việt cũng đều khẳng định nhiều nghi lễ thờ cúng tổ tiên vốn là của họ chứ không phải do ảnh hưởng từ văn hoá Trung Quốc, mặc dù chúng có rất nhiều nét tương đồng với tín ngưỡng này của Trung quốc, nhất là ở những yếu tố Nho giáo. Truyền thuyết về Tangun của Hàn Quốc ở thời kì các quốc gia bộ tộc chỉ ra rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của Hàn Quốc đã tồn tại từ rất sớm và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân nước này.
Một số lễ điển hình
Tín ngưỡng dân gian Musok-kyo có rất nhiều loại lễ, trong đó Bộ lạc tế(Purak-che) là một trong những lễ điển hình. Purak-che là hệ thống các lễ của làng được người ta chia ra làm hai loại chủ yếu: lễ trong gia đình và lễ của cộng đồng. Trong mỗi loại lễ đó có sự kết hợp những yếu tố Khổng giáo xen lẫn saman giáo. Các yếu tố Khổng giáo nhấn mạnh đến khía cạnh huyết thống trong khi yếu tố saman giáo lại phù hợp với tín ngưỡng đa thần.
Những lễ trong gia đình: gồm có các lễ thờ cúng ông bà tổ tiên theo nghi thức Khổng giáo. Trong các lễ này có lễ sanogu-gut và ogu-gut. Những lễ này được thực hiện đáp ứng theo yêu cầu của gia đình, ví dụ như trong dịp tang ma hoặc lễ mừng tuổi trung niên. Lễsanogu-gut dành cho người còn đang sống còn lễ ogu-gut dành cho người chết.
Những lễ của cộng đồng(tong-ji) theo kiểu Khổng giáo được tiến hành hai hoặc bốn lần trong một năm. Một hội đồng gồm 10 người già trong làng, gọi là chegwan được chọn ra để tiến hành đám lễ. Nơi hành lễ được cấm kị nghiêm ngặt và đánh dấu bằng một mái che. Người ta còn đổ cát xung quanh để thể hiện sự linh thiêng. Nghi lễ dành cho tổ tiên của làng tiến hành rất đơn giản. Trong lễ này đồ lễ gồm có cơm, cháo, rượu, hoa quả và bánhttok- một loại bánh của Hàn Quốc được bày để dâng thần linh. Người ta cầu nguyện và đốt giấy sớ, nếu ngọn lửa cháy sáng thì được coi là thần linh đã chứng giám và mọi điều may mắn sẽ đến với dân làng.
Trong những lễ liên quan đến đời sống cá nhân phải kể đến những lễ sau:
1. Lễ chữa bệnh: Là một loại lễ đơn giản do Mutang thực hiện để chữa trị cho những người bị bệnh về tâm thần. Lễ này được gọi là pyõng-gut, rất phổ biến trong các nghi lễ saman giáo.
2. Lễ cầu nguyện: có nhiều loại dành cho những vị thần khác nhau. Ví dụ lễ cầu xin Long thần (yongsin-gut) thường để cầu mong có mưa, cầu mong các thương thuyền và ngư thuyền được bảo vệ. Một lễ khác là lễ cầu Sơn thần (Sansin). Người thực hiện lễ cầu Sơn thần thường mong được trường thọ hay có con, nhất là có con trai để nối dõi.
3. Tang lễ được chia làm 3 loại. Loại thứ nhất là nghi lễ được tiến hành từ khi người chết đến lúc chôn cất nhằm mục đích thể hiện sự từ biệt của người quá cố đối với các thành viên trong gia đình. Loại thứ hai là nghi lễ tiến hành sau khi chôn cất nhằm cho người quá cố nhanh chóng siêu thoát về thế giới bên kia. Loại thứ ba là nghi lễ tiến hành một tháng hoặc tháng rưỡi sau khi chết nhằm để người chết có được quan hệ tốt đẹp với những vị thần quan trọng của thế giới bên kia và phù hộ cho con cháu trong gia đình.
Musok-kyo Hàn Quốc là một tín ngưỡng dân gian, nó không có kinh điển, giáo lí hoàn chỉnh như Phật giáo, Kitô giáo. Mặc dù vậy, về mặt tư tưởng nó tiếp thu nhiều yếu tố của các tôn giáo khác. Musok- kyo chịu ảnh hưởng quan niệm của Phật giáo về kiếp luân hồi. Những điều tốt, xấu mà con người tạo ra trong cuộc sống hiện tại không phải đã kết thúc ở cái chết, nó còn tiếp tục duyên nợ đến tận kiếp sau; chịu ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo cho rằng con người phải tôn thờ cha mẹ, tổ tiên cả khi còn sống lẫn khi đã khuất, làm như vậy là hợp với đạo lí nên được tổ tiên phù hộ, độ trì; tiếp thu những yếu tố huyền bí của Đạo giáo, tin vào phép thuật bùa chú, tướng số và đặc biệt là lòng yêu mến và hoà đồng với thiên nhiên.
Người Hàn Quốc hiện đại có thái độ hai mặt với Musok-kyo. Một mặt, họ thấy loại hình tín ngưỡng dân gian này là điều phiền toái, không phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại do bản chất mê tín dị đoan của nó. Mặt khác, họ lại thấy Musok-kyo là biểu hiện tính thống nhất của bán đảo Triều Tiên từ góc độ tín ngưỡng tôn giáo và đó cũng chính là biểu hiện của tính thống nhất văn hoá. Qua tìm hiểu tín ngưỡng musok-kyo của người Hàn Quốc ta thấy nó có rất nhiều nét giống với tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Sự tương đồng về văn hoá ấy phải chăng cũng là một yếu tố thuận lợi trong quá trình phát triển quan hệ hợp tác giữa hai dân tộc Việt – Hàn
Website: trung tam tieng han
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét