Các bạn chưa có Kinh nghiệm học tiếng hàn thì có thể tìm các phương pháp học tiếng hàn hiệu quả hoặc tìm một trung tâm tiếng hàn để theo học nhé!
ĐẤT NƯỚC - CON NGƯỜI
Hiến pháp Hàn quốc
Ngày 17 tháng 7 năm 1948, Hiến pháp đầu tiên của Hàn Quốc được thông qua. Trải qua nhiều biến động lớn về chính trị trong quá trình theo đuổi mục tiêu xây dựng dân chủ, Hiến pháp Hàn Quốc được sửa đổi 9 lần, lần sửa đổi cuối cùng vào ngày 29 tháng 10 năm 1987.
Bản thảo Hiến pháp Hàn Quốc đầu tiên (Ảnh: Bảo tàng Đại học Hàn Quốc)
Hiến pháp hiện nay tiêu biểu cho những tiến bộ lớn hướng tới một nền dân chủ toàn diện. Bên cạnh quá trình sửa đổi Hiến pháp, còn có một số thay đổi đáng kể về quyền hạn nhiệm vụ, gồm việc hạn chế quyền của Tổng thống, trao thêm quyền lực cho cơ quan lập pháp và bổ sung các phương sách nhằm bảo vệ nhân quyền. Đặc biệt, việc xây dựng Tòa án Hiến pháp mới và độc lập đóng vai trò cốt yếu trong việc đưa Hàn Quốc trở thành một xã hội dân chủ và tự do hơn.
Hiến pháp bao gồm Lời Mở đầu, 130 Điều, 6 Quy tắc bổ sung và được chia làm 10 Chương: Điều khoản chung, Quyền và Nghĩa vụ của Công dân, Quốc hội, Cơ quan Hành pháp, Tòa án, Tòa án Hiến pháp, Cơ quan Quản lý Bầu cử, Chính quyền Địa phương, Kinh tế, và Sửa đổi Hiến pháp.
Hiến pháp bao gồm Lời Mở đầu, 130 Điều, 6 Quy tắc bổ sung và được chia làm 10 Chương: Điều khoản chung, Quyền và Nghĩa vụ của Công dân, Quốc hội, Cơ quan Hành pháp, Tòa án, Tòa án Hiến pháp, Cơ quan Quản lý Bầu cử, Chính quyền Địa phương, Kinh tế, và Sửa đổi Hiến pháp.
Những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Hàn Quốc gồm chủ quyền dân tộc, phân chia quyền lực, theo đuổi mục tiêu thống nhất 2 miền Nam Bắc trong dân chủ và hòa bình, theo đuổi hòa bình và hợp tác quốc tế, Nhà nước pháp quyền và trách nhiệm của Nhà nước trong việc tăng cường phúc lợi xã hội.
Sửa đổi Hiến pháp đòi hỏi quy trình đặc biệt khác với những công tác lập pháp khác. Hoặc là Tổng thống hoặc là đa số đại biểu Quốc hội mới có thể trình đề án sửa đổi Hiến pháp. Mỗi sửa đổi cần sự đồng thuận không chỉ của Quốc hội mà còn phải từ một cuộc trưng cầu dân ý trên phạm vi toàn quốc. Đối với Quốc hội, cần có ít nhất 2/3 đại biểu Quốc hội ủng hộ, trong khi đối với người dân thì phải cần hơn 50% số phiếu hợp lệ trong cuộc trưng cầu dân ý trên cả nước.
Sửa đổi Hiến pháp đòi hỏi quy trình đặc biệt khác với những công tác lập pháp khác. Hoặc là Tổng thống hoặc là đa số đại biểu Quốc hội mới có thể trình đề án sửa đổi Hiến pháp. Mỗi sửa đổi cần sự đồng thuận không chỉ của Quốc hội mà còn phải từ một cuộc trưng cầu dân ý trên phạm vi toàn quốc. Đối với Quốc hội, cần có ít nhất 2/3 đại biểu Quốc hội ủng hộ, trong khi đối với người dân thì phải cần hơn 50% số phiếu hợp lệ trong cuộc trưng cầu dân ý trên cả nước.
Website: trung tam tieng han
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét